Khi V-League 'được mùa'

29/07/2019 06:59 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Sân Thống Nhất “vỡ” trong buổi chiều không phải ngày cuối tuần ở trận đấu giữa CLB TP.HCM và CLB Hà Nội thuộc lượt trận thứ 18 Wake-up 247 V-League 2019. Như nắng hạn gặp mưa rào, lẽ ra đây phải là tín hiệu đáng mừng cho sân chơi nội, thì vẫn còn đó một vài nỗi lo...

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Trực tiếp U15 Việt Nam vs U15 Philippines. Lịch bóng đá ngày 29/7

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Trực tiếp U15 Việt Nam vs U15 Philippines. Lịch bóng đá ngày 29/7

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Trực tiếp vòng bảng U15 Đông Nam Á. Trực tiếp giao hữu CLB. Lịch bóng đá ngày 29/7. 

Sân Thống Nhất sau khi sửa sang, từ việc lắp ghế trên các khán đài đến thay mới mặt cỏ, sức chứa chỉ còn lại chừng 16.000 chỗ ngồi. Ở cấp CLB tại Việt Nam, sức chứa như thế vẫn còn hơi rộng, để có thể tạo nên hiệu ứng về hình ảnh - sân bãi, với số lượng khán giả trong các trận đấu ở giải quốc nội. Bằng chứng là, ngay cả khi CLB TP.HCM và CLB Sài Gòn gặp nhau trong trận đấu mà “Sài thành chia 2 nửa”, thì cũng không thể phủ hết 1/3 số ghế ngồi, chứ đừng nói khách vãng lai.

Liên quan đến trận đấu hôm thứ Sáu tuần trước, vé giả đã xuất hiện và không ít khán giả dù mất tiền, nhưng vẫn không thể vào sân. BTC sân Thống Nhất không phải không lường trước điều này, và họ cũng không phải không biết tận thu, nhưng chính cái lối nghĩ và cách làm kiểu cũ đã khiến cuộc chơi kém vui một chút.

Đó là một trận đấu kiểu mẫu, khán giả đông, chất lượng chuyên môn cao, tổ trọng tài mà đứng đầu là trọng tài chính Ngô Duy Lân đã điều hành cực tốt và nó phải là trận cầu quảng bá cho bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, một trận đấu thành công không mang "điểm thưởng" cho sân Thống Nhất.

Chú thích ảnh
Lâu lắm rồi sân Thống Nhất mới có không khí ngày hội như trận TP.HCM-Hà Nội. Ảnh: VPF

Cụ thể, đề xuất của HLV trưởng đội tuyển Việt Nam, Park Hang Seo, sau khi dự khán trận đấu giữa CLB TP.HCM và CLB Hà Nội, muốn có ít nhất 1 trận đấu của đội tuyển trong khuôn khổ Vòng loại World Cup 2022, được tổ chức ở Thống Nhất, đã bị VFF bác bỏ với 3 lý do cơ bản: Sức chứa hạn chế (ít nhất so với sân Mỹ Đình), năng lực tổ chức sự kiện - trận đấu và lịch thi đấu “hơi dầy” của đội tuyển, việc di chuyển khó khăn.

Thực ra, giới thạo tin đều biết rõ rằng, 2 lý do sau chỉ là thứ yếu. Quan trọng là số lượng vé bán ra và khả năng kiểm soát. Giống như trận TP.HCM - Hà Nội vừa rồi, tại sao khán giả lại thiếu vé, tại sao vé giả xuất hiện và vé chợ đen tràn lan?! Hỏi mà như đã trả lời.

Bóng đá trước và sau khi trở thành ngành công nghiệp không khói hái ra tiền, thì nó vẫn mang nghĩa vụ phục vụ, chia sẻ, kết nối cộng đồng. Người ta có nhiều lý do, biện giải cho việc tại sao đội tuyển chỉ thi đấu ở Hà Nội, nơi mà khán giả vốn đã no nê bóng đá đỉnh cao, mà quên mất việc, đem hình ảnh các ĐTQG đến vùng xa xôi còn là nghĩa vụ. Ai cũng có quyền được xem và được cổ vũ đội bóng!

Các trận đấu với những đối thủ như Thái Lan sắp tới, đã và đang được hâm nóng ngay sau lễ bốc thăm Vòng loại World Cup 2022, đều có mục đích cả. Cũng như sân Thống Nhất, người có trí nhớ tốt cũng khó thể nhớ lần cuối cùng “vỡ” là khi nào?! Có lẽ là thời điểm “những đứa trẻ nhà bầu Đức” còn sốt và nó giúp cho các đội chủ nhà được hưởng lợi theo về mặt doanh thu, từ nhu cầu được xem của khán giả.

Cùng với ĐTQG sau nhiều kỳ tích gần đây, V-League có vẻ như đang "được mùa" với trận cầu đỉnh cao giữa TP.HCM và Hà Nội, nhưng hãy nên dành sự quan tâm cho nguyện vọng của tất cả, thay vì chỉ một bộ phận và ở một số thời điểm.

Tùy Phong

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm