Mô hình mới cho ngoại hạng Anh: Không xuống hạng để hấp dẫn hơn?

30/07/2019 18:24 GMT+7 | Bóng đá Anh

(Thethaovanhoa.vn) - Premier League của Anh vẫn đang được xem như là một trong những giải đấu giàu có nhất, hấp dẫn nhất thế giới. Thế nhưng, điều này không có nghĩa người Anh sẽ đứng im tại chỗ mà không thay đổi nhằm biến Premier League giàu, giàu có hơn nữa.

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay: Trực tiếp Real Madrid đấu với Tottenham, MU vs Kristiansund. Lịch bóng đá ngày 30/7

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay: Trực tiếp Real Madrid đấu với Tottenham, MU vs Kristiansund. Lịch bóng đá ngày 30/7

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay: Trực tiếp U15 Đông Nam Á. Trực tiếp Audi Cup. Trực tiếp giao hữu CLB. Trực tiếp cúp C1 châu Âu. Trực tiếp cúp C2 châu Âu. Lịch bóng đá ngày 30/7. 

Xua đi sự buồn tẻ

Làm sao để Premier League trở nên hấp dẫn hơn không phải là một nhiệm vụ đơn giản nhưng dễ thấy rằng, nhiều trận đấu tại giải đấu này cũng đang trở nên buồn tẻ với người hâm mộ. Chẳng gì thì mọi sự chú ý đều tập trung vào nhóm Big 6 gồm Man City, Liverpool, Chelsea, Arsenal, MU và Tottenham. Điều này đồng nghĩa trong 10 trận đấu vào cuối mỗi tuần, ít nhất một nửa trong số đó có thể gây ra sự nhàm chán. Vì thế, người Anh đang đưa ra ý tưởng về một Premier League One và Premier League Two không có xuống hạng. Trong khi ý tưởng này có thể không được người hâm mộ hưởng ứng, nó cũng khuyến khích các đội bóng chơi tấn công nhiều hơn.

Nên nhớ là vào mỗi mùa giải, các đội bóng ở nửa sau của bảng xếp hạng đều thi đấu vì cột mốc 40 điểm sẽ giúp họ trụ hạng. Nghĩa là họ sẽ thi đấu vì ít nhất 1 điểm, thay vì một trận thua, ít nhất là cho đến lúc họ giành được 40 điểm. Nếu loại bỏ nỗi lo xuống hạng, điều đó sẽ thay đổi hoàn toàn tâm lí của các đội bóng. Đây chính là mô hình hoạt động ở Mỹ, nơi người ta đề cao tính giải trí và lợi nhuận, trong khi ở Anh là sự ổn định, phân bổ lại và hiệu suất thi đấu.

Một chút rắc rối là người Anh sẽ xác định những đội nào trong nhóm Premier League One và những đội nào nằm trong nhóm Premier League Two. Đó là chưa kể có những đội nghĩ rằng họ là một tên tuổi của Premier League nhưng chỉ được xếp trong nhóm Premier League Two.

Chú thích ảnh
Sẽ thế nào, nếu Premier League bắt chước mô hình giải NFL (bóng đá Mỹ) khi gia tăng tính giải trí và lợi nhuận bằng cách không có đội xuống hạng?

Tập trung phát triển thế hệ trẻ

Hằng năm có hàng nghìn trẻ em và thanh niên nghĩ rằng họ sẽ trở thành những cầu thủ chuyên nghiệp. Thực tế là có rất ít người trong số này trở thành ngôi sao. Với những người thất bại, ngoài tổn thương về mặt tâm lí, có rất ít cơ hội cho họ trở lại con đường học vấn.

Tuy vậy, mô hình ở Mỹ cho thấy, một cầu thủ chưa biết có thể trở thành ngôi sao hay không, nhưng nhờ việc đang là một sinh viên, anh ta ít nhất cũng sẽ có bằng đại học trong tay. Trong khi đó, ở các trường đại học của Anh, họ phát triển thể thao nhưng họ có lẽ chưa nghĩ đến hệ thống thể thao - học đường để nhằm tạo điều kiện cho những cầu thủ không thể theo đuổi sự nghiệp chuyên nghiệp. Đã có những tranh luận ở Anh về việc liệu có nên thành lập một trung tâm đào tạo cầu thủ mang tính tập trung, thay vì để cho các CLB phát triển hệ thống này và đào tạo cầu thủ của riêng họ. Điều đó có một lợi thế: làm giảm số lượng hàng nghìn cậu bé bị các CLB đào thải ra vì không thể lên đội 1 hoặc đội dự bị của đội bóng đó, sau khi đã dành rất nhiều năm tháng gắn bó với đội này trong các trại huấn luyện. Một số ý kiến thậm chí cho rằng, việc này nên để LĐBĐ Anh (FA) thực hiện.

Không có siêu đại diện

Không phủ nhận một thực tế là cầu thủ và người môi giới ngày càng giàu có hơn vì giá chuyển nhượng, lương đều tăng chóng mặt. Vấn đề là số tiền đó chỉ làm giàu cho một số cá nhân, thay vì được dành đầu tư vào phát triển bóng đá nói chung, vào các hạng dưới để cải thiện chất lượng, vào các tổ chức phi lợi nhuận vẫn đang nỗ lực đấu tranh vì sự bình đẳng, chống kì thị trên sân cỏ.

Đó là lí do để người Anh, cũng như châu Âu cần hành động để thay vì tiền chảy vào túi các cầu thủ ngôi sao, những người môi giới, sẽ được dành cho công tác đào tạo, phát triển ở những khu vực kém hơn. Điều này thật không dễ Premier League sẽ không thể trở nên mạnh hơn, hấp dẫn hơn nếu thiếu những nền tảng ở phía sau. Mà nền tảng chính là bóng đá trẻ, cơ sở hạ tầng tốt và một niềm đam mê với bóng đá mà các cậu bé có thể theo đuổi.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm