Tài xế xe công nghệ trong bão Covid-19: Khi 'cửa thoát' nguy cơ thành 'cửa hiểm'

15/04/2020 15:38 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Taxi công nghệ (Uber, Grab…) từng được xem là một dịch vụ di chuyển thông minh thời công nghệ, một cánh cửa mở linh hoạt cho hàng chục triệu người trên thế giới. Từ điểm xuất phát chỉ là extra-business (kinh tế phụ), taxi công nghệ đã trở thành nghề chính nuôi sống bản thân và gia đình của nhiều người. Nhưng trong cơn bão Covid-19, tài xế công nghệ trở thành một trong những nghề “nguy hiểm”. 

Từ 1/1/2020, loại xe ô tô nào phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới?

Từ 1/1/2020, loại xe ô tô nào phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới?

Từ 1/1/2020, các loại ô tô sản xuất từ năm 2008 trở lại đây phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải cao hơn hiện nay mới được cấp chứng nhận đăng kiểm. Tiêu chuẩn khí thải mới nhằm giảm hơn nữa nồng độ chất gây ô nhiễm CO (Cacbonmonoxit), HC (Hydrocacbon) và mức độ khói trong khí thải xe ô tô.

Chuyện xứ Mỹ

Tuần trước, Ahmed, một tài xế của Uber và Lyft- hai công ty xe công nghệ hàng đầu ở Mỹ, phải đối mặt với một lựa chọn đau lòng: có thể chết vì virus hoặc có thể chết vì đói. 

Ahmed có bốn đứa con, từ 3 đến 11 tuổi. Vợ chồng anh cùng 4 đứa con và cha mẹ già cùng sống ở San Francisco. Là nhân lực lao động chính trong gia đình, nhưng mặc dù Ahmed làm việc 60 giờ trở lên mỗi tuần, trong tài khoản của anh hiện chỉ có … 56 xu, tức nửa đô la!

Thế vẫn còn may, tức là vẫn có việc, để Ahmed có thể thanh toán tiền nhà, tiền ăn hàng tháng cho cả gia đình cùng các nhu cầu thiết yếu khác. Lái taxi được xếp vào nhóm “dịch vụ thiết yếu” do đó vẫn được phép hoạt động trong thời gian phong toả vì dịch bệnh, tuy nhiên lượng khách hàng giảm đi rất nhiều do hầu hết nhân viên làm việc tại nhà và nhiều người khác được cảnh báo không ra đường, không di chuyển nếu không thật cần thiết.

Ngoài vấn đề thu nhập giảm vì ít khách, Ahmed cũng như các tài xế taxi khác còn phải đối mặt với mối nguy hiểm lớn hơn, đó là khả năng bị lây nhiễm virus corona chủng mới khi sống ngoài đường nhiều hơn và cũng tiếp xúc với nhiều người hơn. Ahmed có thể ở nhà, tuân theo các cảnh báo về an toàn sức khoẻ. Nhưng đồng nghĩa với việc đó là anh sẽ bị tước mất nguồn sống của gia đình. Giữa sức khoẻ và dạ dày, Ahmed đành lựa chọn cái thứ hai dù ai cũng bảo “Safe is First”- An toàn trên hết. 

Chú thích ảnh
Muôn cách tự bảo vệ khi làm việc của các tài xế công nghệ thời Covid-19

Sự lựa chọn này thật sự là tàn nhẫn, đặc biệt với các tài xế xe công nghệ vì trong mô hình lao động này, các công ty công nghệ không chịu trách nhiệm gì với người lao động về các khoản bảo hiểm hay trợ cấp. Và đại dịch Covid-19, như bình luận của nhật báo The Guardian, là “hệ số nhân” cho những ảnh hưởng tới lực lượng lao động dễ bị tổn thương này. Được cảnh báo về những mối nguy nếu tiếp tục ra đường và tiếp xúc với khách hàng, Ahmed đành phải lựa chọn công việc dù biết nếu có chuyện không may xảy ra, bị nhiễm virus và có thể lây nó cho cha mẹ, vợ, số tiền ít ỏi kiếm được chắc chắn không đủ chi trả cho dịch vụ y tế khi không hề có bảo hiểm. 

Hiện nay Uber đã phát miễn phí hàng triệu khẩu trang và thuốc khử trùng cho các tài xế của mình. Ngoài việc đeo khẩu trang khi làm việc, xịt khử trùng xe hàng ngày, Ahmed cùng các đồng nghiệp còn nghĩ ra đủ cách để tự bảo vệ như dùng nilon tạo thành vách ngăn trong xe, chế hộc nhận tiền của khách thay vì nhận trực tiếp…

Chuyện xứ Việt

Thực hiện chỉ thị 16 của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách, phòng chống dịch Covid-19 trong đó có tạm dừng về cơ bản hoạt động vận tải hành khách công cộng, các dịch vụ xe công nghệ lớn ở Việt Nam như Grab, Be, FastGo đã ngừng các hoạt động chở khách bằng ô tô ít nhất cho tới khi lệnh giãn cách toàn xã hội được dỡ bỏ. Như vậy hiện nay chỉ còn lái xe ôm công nghệ và xe giao hàng là còn có việc. Chấp nhận nguy cơ cao khi ra đường và tiếp xúc nhiều song như thế vẫn được xem là may mắn. Bởi vì nhiều người khác đã bắt đầu phải bán cả “cần cầu cơm”. 

Chú thích ảnh

Trên các trang rao bán xe hơi thời điểm này lượng cung đang rất dồi dào. Ngoài ra lượng xe cũ bán lại qua các showroom xe cũ, garage cũng tăng cao. Hầu hết những người phải bán lại xe đang làm dịch vụ do đang vay tiền ngân hàng để mua xe, nay lãi vẫn phải trả hàng tháng mà xe gần như “đắp chiếu”. Theo nhận định của một chủ showroom xe cũ ở Hà Nội (trong vòng 1 tháng qua anh vừa mua lại 3 xe chạy dịch vụ, trong khi trước đó gần như không có khách bán dạng này), hầu hết tài xế bán lại xe là người mới vào nghề, chưa có nhiều tiền tích luỹ. Chi phí sinh hoạt cao, trong khi mất thu nhập đều đặn khiến các chủ xe buộc phải bán xe để trang trải. Nếu tài xế chỉ chạy dịch vụ kết hợp với một nghề khác hoặc có thâm niên, tài chính ổn định hơn thì có thể "gắng gượng" qua dịch (Vnexpress).

Một số ngân hãng cũng hỗ trợ khách hàng vay mua ô tô dưới hình thức gia hạn thời gian vay để giảm tiền gốc và lãi hàng tháng nhưng không ăn thua. Không ít khách hàng vay mua xe nay rút hồ sơ để bán lại… Vắng khách, trên một số diễn đàn, các tài xế xe công nghệ, taxi chia sẻ những trải nghiệm thực tế từ nghề nghiệp tưởng “sang” (đi xe máy lạnh cả ngày) mà nhiều hôm 2-3 giờ sáng vẫn vật vờ ngoài đường mở “app” hay ăn vội tô mì ly nguội ngắt ngay trên xe… Không ít người cảnh báo nghề lái xe công nghệ không đợi tới Covid-19 để cho thấy độ bão hoà và bấp bênh… 

Phan Ka

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm