Giá vàng hôm nay 12/7 liệu có chuẩn bị vào đà giảm sâu?

12/07/2020 14:04 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Giá vàng hôm nay, Thethaovanhoa.vn cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường về giá vàng trong nước và quốc tế.

Giá vàng hôm nay 15/7 diễn biến mới nhất trên thị trường

Giá vàng hôm nay 15/7 diễn biến mới nhất trên thị trường

Giá vàng này cao hơn 40,7% tương đương 522 USD/ounce so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, cao hơn 600 nghìn đồng so với giá vàng trong nước.

Giá vàng tuần tới: liệu có dừng đà tăng?

Giá vàng trong nước vừa ghi dấu một tuần tăng giá khi đạt mức cao nhất từ trước đến nay, trong khi giá vàng thế giới cũng lập đỉnh của gần 9 năm qua.

* Xác lập kỷ lục

Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng thế giới tăng trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng ở một số quốc gia khiến các nhà đầu tư lo lắng về triển vọng phục hồi nền kinh tế và chuyển sang giữ vàng để bảo toàn tài sản. Theo đó, giá vàng trong nước cũng tăng theo và áp sát mốc 50 triệu đồng/lượng.

Sang phiên giao đêm 6/7, giá vàng thế giới tiến sát mức cao nhất trong gần 9 năm và tiếp tục thúc đẩy nhu cầu đối với các tài sản an toàn, dù thị trường chứng khoán khởi sắc và dữ liệu tích cực về lĩnh vực dịch vụ của Mỹ hạn chế đà đi lên của giá vàng. Giá vàng trong nước theo đó cũng vượt mốc 50 triệu đồng/lượng và đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Kim loại quý trong nước tiếp nối đà tăng ở những phiên tiếp theo và liên tiếp xác lập kỷ lục. Giá vàng thế giới đã vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce phiên 8/7, mức cao nhất kể từ tháng 9/2011, khi các nhà đầu tư đổ dồn vào các kênh "trú ẩn an toàn", còn các ngân hàng trung ương mạnh tay tiến hành các biện pháp kích thích để ngăn chặn tác động kinh tế do dịch COVID-19 gây ra. Cụ thể, giá vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.811,01 USD/ounce. 

Tuy nhiên, sang phiên cuối tuần 10/7, giá vàng trong nước quay đầu giảm theo giá vàng thế giới trong bối cảnh đồng USD mạnh lên. 

Sáng 12/7, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 50,15 - 50,6  triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC cũng được giao dịch mua vào - bán ra ở mức 50,1 - 50,35 triệu đồng/lượng. 

Tính chung cả tuần, các doanh nghiệp vàng đã điều chỉnh giá vàng SJC tăng khoảng 600.000 - 700.000 đồng/lượng.

Theo ghi nhận trong tuần qua, tại các cửa hàng vàng bạc lớn ở Hà Nội khách đến chủ yếu bán ra chốt lời, không thấy xuất hiện khách đầu tư. Các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn đìu hiu và hầu như không có khách giao dịch. 

Các doanh nghiệp kinh doanh vàng cho biết, trong tuần qua giá vàng tăng mạnh nhưng chủ yếu là khách nhỏ lẻ bán ra, các nhà đầu tư còn nghe ngóng và sợ rủi ro nên không tham gia vào thị trường. Nhiều người còn e dè và thận trọng khi nhìn lại bài học những năm 2011 - 2012 khi giá vàng lên tới hơn 49 triệu đồng/lượng rồi lại "rớt thảm" xuống 35 - 36 triệu đồng/lượng.

* Môi trường hoàn hảo cho giá vàng 

Tính chung cả tuần, giá vàng thế giới tăng khoảng 0,7%. Giá vàng có tuần tăng thứ năm liên tiếp và tăng hơn 18% kể từ đầu năm.

Các nhà phân tích cho rằng, giá vàng tăng một phần do lãi suất trái phiếu của Mỹ tiếp tục giảm khi nhà đầu tư ít hoặc không phải chịu chi phí cơ hội cho việc nắm giữ các tài sản không sinh lời như vàng. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm trong tuần qua, xuống 0,619% trong phiên cuối tuần, một ngày sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 24/4. Vàng cũng giữ được sức hấp dẫn nhờ những lo ngại các nỗ lực kích thích mạnh mẽ có thể gây sức ép lạm phát. 

Theo các nhà phân tích tại Goldman Sachs, vàng chịu tác động từ hai yếu tố chính. Đó là sự lo ngại khiến nhu cầu đầu tư tăng tại các thị trường phát triển và sự phục hồi đang thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường mới nổi.

Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho rằng, vàng đang có một môi trường lý tưởng khi đà phục hồi tại Mỹ chậm lại do làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai, trong khi Trung Quốc, nước tiêu thụ vàng bán lẻ lớn nhất thế giới đang phục hồi mạnh. Tình hình tại Mỹ cũng khiến đồng USD giảm, giúp tăng sức mua vàng của những người tiêu dùng bên ngoài nước Mỹ.

Theo ông Vladimir Schlossberg, Giám đốc phụ trách bộ phận chiến lược tiền tệ tại công ty môi giới đầu tư BK Asset Management, giá vàng sẽ chưa dừng đà tăng sau khi đã vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce trong phiên 8/7.

Chuyên gia Schlossberg cho biết, các biện pháp kích thích từ các ngân hàng trung ương toàn cầu đã thúc đẩy các Chính phủ mở rộng chính sách tài khóa, một điều sẽ hỗ trợ nền kinh tế và đẩy lạm phát lên cao hơn. Qua đó, khuyến khích các ngân hàng trung ương giữ lãi suất ở mức rất thấp.

Chuyên gia của BK Asset Management khẳng định ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng trung ương vào thời điểm này là duy trì động lực và đà tăng trưởng hết mức có thể trong một thế giới hậu COVID-19. Vì vậy, họ sẽ giảm lãi suất, lạm phát khi đó sẽ tăng cao hơn một chút và điều này càng củng cố đà đi lên cho giá vàng.

Ông cho biết thêm, môi trường này nhiều khả năng sẽ giúp vàng “thử sức” ở mức cao nhất mọi thời đại với 1.920,3 USD/ounce mà kim loại quý này từng thiết lập vào năm 2011.

Nhà phân tích Daniel Moss cho trang tin Bloomberg cũng cho rằng, giá vàng có thể tiếp tục tăng cao hơn sau khi phá vỡ ngưỡng 1.800 USD/ounce. Ông chỉ ra rằng các nhà giao dịch cũng đang chờ đợi báo cáo kinh doanh của các công ty Mỹ trong quý II/2020 , với đa số đều nhận định chúng sẽ ghi nhận sự sụt giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Chính sách tài chính và tiền tệ hỗ trợ đã cung cấp môi trường hoàn hảo cho giá vàng, với lợi suất thực tế ở mức thấp kỷ lục và đồng USD suy yếu đáng kể do nguồn thanh khoản dồi dào chưa từng có.

*Chốt phiên cuối tuần qua, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 50,25 triệu đồng/lượng mua vào và 50,72 triệu đồng/lượng bán ra tại Hà Nội. Giá vàng miếng SJC tại TP.HCM niêm yết ở mức 50,70 triệu đồng/lượng.

Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay giảm 90.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, hiện đứng ở mức 49,79 triệu đồng/lượng mua vào– 50,39 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 12/7, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, gia vang 9999, gia vang 12/7

Giá vàng được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 50,30 triệu đồng/lượng mua vào và 50,60 triệu đồng/lượng bán ra. Tính từ đầu tuần, giá vàng được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji tăng 250 nghìn đồng/lượng mua vào và 250 nghìn đồng/lượng bán ra.

Giá vàng hôm nay 8/7 trên thị trường thế giới tiếp tục tăng nhanh sau những phiên tăng vọt và lên sát đỉnh cao lịch sử ghi nhận hồi cuối 2011. Giá vàng trong nước tăng tiếp sau khi ghi nhận đỉnh cao lịch sử trên 50 triệu đồng/lượng. Giá vàng tăng khiến lượng giao dịch tại các cửa hàng vàng trên địa bàn Hà Nội cũng tăng.

Theo đại diện một cửa hàng vàng lớn trên phố Trần Nhân Tông cho biết, giá vàng trong nước tiếp đà tăng vượt mốc 50 triệu đồng/lượng, giá vàng thế giới tiến lên 1794,51 ounce. Có thể nói giá vàng thời điểm hiện tại đang là cao kỉ lục từ năm 2011 cho tới nay.

Giá vàng thế giới chốt phiên cuối tuần qua giảm, nhưng vẫn ở mức trên 1.800 USD/ounce và ghi dấu tuần tăng thứ năm liên tiếp, khi sự lây lan dịch Covid-19 ở nhiều bang của Mỹ và nhiều nước khác làm tăng nhu cầu với các tài sản an toàn trong bối cảnh triển vọng kinh tế vẫn không chắc chắn.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 3,9 USD xuống 1.798,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8 trên sàn Comex New York giảm 2 USD xuống 1.801,8 USD/ounce.

Đi cùng với triển vọng khó lường của nền kinh tế thế giới, giới đầu tư đánh cược vào khả năng ngân hàng trung ương và chính phủ các nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh bơm tiền vào các hệ thống tài chính để vực dậy nền kinh tế.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Gia vang, Giá vàng 9999, giá vàng 12/7, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng cập nhật, giá vàng trong nước, gia vang 9999, gia vang 12/7

Vàng tăng giá còn do dòng tiền đổ vào các quỹ đầu tư vàng tăng lên mức cao kỷ lục. Lượng tiền đổ vào các quỹ ETF này tính từ đầu năm đã cao hơn cả năm kỷ lục 2009. Theo Bloomberg, lượng vàng nắm giữ bởi các quỹ ETF đảm bảo bằng vàng đã lên tới gần 3.235 tấn, tăng thêm gần 656 tấn tính từ đầu năm tới nay. Mức tăng này cao hơn mức tăng kỷ lục ghi nhận trong cả năm 2009.

Giá vàng thế giới phiên ngày thứ Sáu có thêm một phiên bị chốt lời, nhưng mức giảm không quá lớn, khi vàng vẫn đang được hỗ trợ mạnh bởi quá nhiều yếu tố bất lợi trên toàn thế giới như đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế và căng thẳng địa chính trị tại nhiều hơn.

Vàng tăng giá mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với làn sóng lây nhiễm thứ 2 đang trở nên khó kiểm soát, bùng nổ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ, Ấn Độ, Australia…

Nhiều dự báo cho rằng, vàng sẽ còn tiếp tục tăng giá và đây mới chỉ bắt đầu một đợt tăng có thể kéo dài tới cuối 2021. Vàng được dự báo có thể lên 2.000 USD/ounce (56,7 triệu đồng/lượng), thậm chí 3.000 USD/ounce (85 triệu đồng/lượng) trong khoảng 1-2 năm tới. Các chuyên gia cho rằng, áp lực chốt lời khiến vàng có thể điều chỉnh giảm trong ngắn hạn nhưng hầu hết không ai muốn từ bỏ giao dịch vàng.

Nhận định chứng khoán từ 13/7 - 17/7: Tiếp tục xu hướng tăng

Trong tuần qua (từ 6 - 10/7), thị trường chứng khoán Việt Nam phục hồi khá ấn tượng nhờ những phiên giao dịch đầu tuần. Đến cuối tuần, các chỉ số điều chỉnh giảm nhẹ trở lại. Theo giới phân tích, thị trường điều chỉnh vừa mang yếu tố kỹ thuật vừa chịu tác động từ thị trường chứng khoán thế giới, nhưng xu hướng tăng mới vẫn chưa bị ảnh hưởng.

* Tín hiệu tích cực từ dòng tiền

Nhìn nhận về phiên giảm điểm cuối tuần qua, Công ty cổ phần Chứng khoán MB – MBS cho rằng, thị trường chứng khoán trong nước có phiên điều chỉnh sau chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp, áp lực chốt lời ở nhóm bluechips (cổ phiếu của công ty có nền tảng bền vững, có sản phẩm, dịch vụ quen thuộc đối với người tiêu dùng, được đánh giá ở mức an toàn hơn so với nhóm các công ty khác...) cùng ảnh hưởng từ thị trường thế giới là nhân tố chính khiến mạch tăng của thị trường bị chắn ngang. Tuy vậy, tín hiệu tích cực lúc này là dòng tiền vẫn giữ ở mức cao, bất chấp việc khối ngoại bán ròng.

MBS nhận định, về kỹ thuật, có thể thị trường sẽ kiểm tra lại ngưỡng 870 điểm trong tuần sau, ngưỡng cản vẫn ở vùng 883 - 885 điểm, các nhịp rung lắc trong phiên vẫn là cơ hội để tích lũy thêm cổ phiếu.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC dự báo, tuần tới (từ 13 - 17/7), thị trường có thể gặp áp lực điều chỉnh trong một vài phiên đầu tuần và sẽ quay lại xu hướng tăng điểm vào cuối tuần. Về tổng thể, VN - Index vẫn duy trì đà tăng ngắn hạn.

Đồng thời, thị trường sẽ tiếp tục chịu sự chi phối thông tin về kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp. Những thông tin này được dự báo tạo ra ảnh hưởng đến diễn biến giao dịch của các cổ phiếu.

Ngoài ra, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh sẽ công bố kết quả thay đổi các cổ phiếu thành phần của rổ VN30 (30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hóa thị trường cũng như thanh khoản cao nhất) và các Quỹ cũng thực hiện tái cơ cấu sau khi kết quả được công bố. Do đó, các cổ phiếu vốn hóa lớn trong rổ VN30 có thể thu hút sự quan tâm của dòng tiền trong ngắn hạn.

Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo (13 - 17/7), VN - Index có thể tiếp tục tăng điểm với mục tiêu là ngưỡng kháng cự quanh mức 895 điểm. Nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu nên quan sát thị trường, có thể giảm tỷ trọng một phần nếu như VN-Index đánh mất ngưỡng 870 điểm và bán ra toàn bộ nếu mất ngưỡng 855 điểm.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cầm tiền mặt nên tiếp tục đứng ngoài thị trường và chưa nên vội giải ngân do đây là sóng tăng cuối của chu kỳ VN – Index hồi phục từ quanh ngưỡng 650 điểm đến nay, SHS khuyến nghị.

Thực tế, kết thúc tuần giao dịch qua (từ 6 - 10/7), VN - Index tăng 23,6 điểm (2,8%) lên 871,21 điểm; HNX-Index tăng 4,107 điểm (3,7%) lên 115,66 điểm.

Thanh khoản tăng nhẹ so với tuần trước đó, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 20 tuần với hơn 5.000 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.

Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng với mức gần 568 tỷ đồng trên toàn thị trường, cao hơn nhiều so với mức 71 tỷ đồng của tuần trước đó.

Nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng tăng mạnh nhất thị trường, với 4,9% giá trị vốn hóa. Mức tăng của nhóm này chủ yếu đến từ các cổ phiếu trụ cột như: SAB (17,7%), BHN (4,4%), VNM (1,1%)...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng tích cực với 2,9% giá trị vốn hóa. Các mã tiêu biểu trong ngành tăng như: CTG tăng 6,7%, VPB tăng 6,3%, LBB và BID đều tăng 6,1%, ACB tăng 4,3%, MBB tăng 2,4%, SHB tăng 2,3%...

Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng phục hồi mạnh như: PLX tăng 0,9%, PVB 1,2%, PVD tăng 2%, PVS tăng 2,5%, POW tăng 3,9%, GAS tăng 5,7%...

Chứng khoán Việt Nam tăng trưởng trong bối cảnh các thị trường chứng khoán thế giới cũng đi lên khi giới đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào kế hoạch kích thích kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) cũng như triển vọng của vắc xin ngừa đại dịch COVID-19.

* Chứng khoán thế giới có xu hướng tăng điểm

Khép lại phiên giao dịch cuối tuần 10/7, tại thị trường New York, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi nhận mức cao kỷ lục và đóng cửa phiên ở mức 10.617,44 điểm. Các chỉ số chủ chốt khác cũng đi lên, với chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,4% lên 26.075,30 điểm và chỉ số S&P 500 tăng 1,1% lên 3.185,04 điểm.

Thị trường chứng khoán London (Anh) cũng tiến thêm 0,8% vào cuối phiên, trong khi thị trường Frankfurt (Đức) và chứng khoán Paris (Pháp) tăng lần lượt 1,2% và 1%.

Tuần qua, các nhà đầu tư cổ phiếu đã chứng kiến xu hướng tăng giảm không đồng đều với yếu tố lớn nhất chi phối các thị trường chứng khoán thế giới vẫn là diễn biến của đại dịch COVID-19 và biện pháp ứng phó mà các quốc gia đang thực hiện.

Một số phiên trong tuần thị trường giảm điểm do mối quan ngại về diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến các biện pháp phong tỏa mới, đi kèm với những thông tin kinh tế kém lạc quan đã thúc đẩy hoạt động bán ra chốt lời.

Tuy nhiên, trong phiên giao dịch ngày 6 và 8/7, chỉ số công nghệ Nasdaq liên tiếp xác lập mức cao kỷ lục mới cho dù số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng mạnh tại Mỹ.

Giới quan sát đánh giá diễn biến tích cực này là do các nhà đầu tư ở Phố Wall nhận thấy Chính phủ Mỹ có rất ít cuộc thảo luận về việc phong tỏa toàn diện nền kinh tế như hồi giữa tháng 3/2020, bất chấp thực tế nhiều thành phố lớn đã thừa nhận việc mở cửa quá sớm có thể khiến hệ thống y tế bị quá tải với số bệnh nhân COVID-19 tăng mạnh.

Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng việc Mỹ triển khai các biện pháp phong tỏa trên quy mô lớn hơn có thể là không cần thiết khi ngày càng nhiều người dân tuân thủ việc đeo khẩu trang cũng như một số bang thành công trong việc khống chế sự lây lan của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, rủi ro vẫn tồn tại và chưa thể dừng việc triển khai thêm các biện pháp phong tỏa.

Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục phát tín hiệu về việc hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đến phiên cuối tuần 10/7, sắc xanh bao phủ các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ sau khi Wall Street Journal dẫn lời người đứng đầu công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức cho biết, một loại vắc xin phòng ngừa COVID-19 sẽ sẵn sàng để các cơ quan có thẩm quyền xem xét vào cuối năm nay.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng trở nên “phấn chấn” nhờ thông báo tích cực từ công ty dược phẩm Gilead Science về các thử nghiệm lâm sàng của remdesivir, loại thuốc đầu tiên được chứng minh là tương đối hiệu quả trong điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Các cổ phiếu nói chung đã thể hiện khả năng phục hồi khỏe mạnh dựa vào những kỳ vọng vào sự phục hồi các hoạt động kinh tế, tình trạng phong tỏa được nói lỏng và việc Chính phủ cung cấp những hỗ trợ quan trọng cho nền kinh tế.

Tại Brussels, Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel ngày 10/7 đã đề xuất thành lập Quỹ dự trữ 5 tỷ euro (5,7 tỷ USD) để ứng phó với những hậu quả không lường trước được của Brexit (chỉ việc Anh rời EU) đối với các quốc gia thành viên trong khối.

Triển vọng vắc-xin ngừa COVID-19 thúc đẩy xu hướng tăng trên thị trường chứng khoán

Khép lại phiên giao dịch cuối tuần, các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đều tăng điểm trong bối cảnh nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào kế hoạch kích thích kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) cũng như triển vọng của vắc-xin ngừa COVID-19.

Cụ thể, tại thị trường New York, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite ghi nhận mức cao kỷ lục mới, và đóng cửa phiên ở mức 10.617,44 điểm. Các chỉ số chủ chốt khác cũng đi lên, với chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,4% lên 26.075,30 điểm và chỉ số S&P 500 tăng 1,1% lên 3.185,04 điểm.

Thị trường chứng khoán London (Anh) cũng tiến thêm 0,8% vào cuối phiên, trong khi thị trường Frankfurt (Đức) và chứng khoán Paris (Pháp) tăng lần lượt 1,2% và 1%.

Tuần qua, các nhà đầu tư cổ phiếu đã chứng kiến xu hướng tăng giảm không đồng đều với yếu tố lớn nhất chi phối các thị trường chứng khoán thế giới vẫn là diễn biến của đại dịch COVID-19 và biện pháp ứng phó mà các quốc gia đang thực hiện.

Một số phiên trong tuần thị trường giảm điểm do mối quan ngại về diễn biến khó lường của đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến các biện pháp phong tỏa mới, đi kèm với những thông tin kinh tế kém lạc quan đã thúc đẩy hoạt động bán ra chốt lời.

Tuy nhiên, đáng chú ý, trong phiên giao dịch 6/7 và 8/7, chỉ số công nghệ Nasdaq liên tiếp xác lập mức cao kỷ lục mới cho dù số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng mạnh tại Mỹ. 

Giới quan sát đánh giá diễn biến tích cực này là do các nhà đầu tư ở Phố Wall nhận thấy Chính phủ Mỹ có rất ít cuộc thảo luận về việc phong tỏa toàn diện nền kinh tế như hồi giữa tháng 3/2020 bất chấp thực tế nhiều thành phố lớn đã thừa nhận việc mở cửa quá sớm có thể khiến hệ thống y tế bị quá tải với số bệnh nhân COVID-19 tăng mạnh.

Ngân hàng Goldman Sachs cho rằng việc Mỹ triển khai các biện pháp phong tỏa trên quy mô lớn hơn có thể là không cần thiết khi ngày càng nhiều người dân tuân thủ việc đeo khẩu trang cũng như một số bang thành công trong việc khống chế sự lây lan của dịch COVID-19. Tuy nhiên, rõ ràng rủi ro lớn vẫn tồn tại và chưa thể dừng việc triển khai thêm các biện pháp phong tỏa.

Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục phát tín hiệu về việc hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đến phiên cuối tuần 10/7, sắc xanh bao phủ các thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ sau khi Wall Street Journal dẫn lời người đứng đầu công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức cho biết, một loại vắc-xin phòng ngừa COVID-19 sẽ sẵn sàng để các cơ quan có thẩm quyền xem xét vào cuối năm nay.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng trở nên “phấn chấn” nhờ thông báo tích cực từ công ty dược phẩm Gilead Science về các thử nghiệm lâm sàng của remdesivir, loại thuốc đầu tiên được chứng minh là tương đối hiệu quả trong điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Các thị trường cổ phiếu nói chung đã thể hiện khả năng phục hồi khỏe mạnh dựa vào những kỳ vọng vào sự phục hồi các hoạt động kinh tế, tình trạng phong tỏa được nói lỏng và việc chính phủ cung cấp những hỗ trợ quan trọng cho nền kinh tế.

Tại Brussels, Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel ngày 10/7 đã đề xuất thành lập quỹ dự trữ 5 tỷ euro (5,7 tỷ USD) để ứng phó với những hậu quả không lường trước được của Brexit, chỉ việc Anh rời EU, đối với các quốc gia thành viên khối.

Nhóm P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm