Công nghiệp ô tô thế giới chống virus theo cách của mình

08/04/2020 18:35 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Đóng cửa nhà máy trên toàn cầu, ước tính thiệt hại đến hết tháng 4 này của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, theo Thời báo Tài chính The Financial Times, ít nhất là 100 tỷ USD. Ngừng sản xuất ô tô, nhưng bằng nhiều cách khác nhau, ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới đang tích cực tham gia vào cuộc chiến chống virus theo cách của mình…

Việt Nam lần đầu xuất khẩu ô tô sang Thái Lan

Việt Nam lần đầu xuất khẩu ô tô sang Thái Lan

Được coi là “Detroit Đông Nam Á”, Thái Lan là trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất trong khu vực với doanh số gấp 8-10 lần Việt Nam, trước nay xe nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn nhất…

Có thể thấy rõ nhất là sự tham gia tích cực của các nhà sản xuất ô tô vào lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế, từ đơn giản như khẩu trang đến phức tạp như máy thở dùng cho các bệnh nhân suy hô hấp vì virus corona.

BYD Auto và SAIC Motor, hai thương hiệu xe hơi Trung Quốc tham gia thị trường thiết bị y tế sớm nhất, trong đó hiện nay BYD Auto là “nhà sản xuất khẩu trang lớn nhất thế giới” với công suất 5 triệu khẩu trang/ngày và 300.000 chai nước sát khuẩn. Tập đoàn xe hơi lớn nhất nước Pháp, Fiat Chrysler đang bắt đầu chương trình sản xuất 1 triệu khẩu trang/tháng. Toyota, GM và Ford đang tiến hành sản xuất loại mặt nạ chuyên dụng có tấm chắn dành cho các nhân viên y tế, với sản lượng lớn 50.000 cái/ngày với GM và 500.000 cái/tuần với Ford. Tập đoàn Volkswagen của Đức đang thử khả năng sản xuất khẩu trang 3D…

Sôi động hơn cả là “cuộc chạy đua sản xuất máy thở” đã lấy chỗ của cuộc đua sản xuất xe điện trước đây. Danh sách các thương hiệu ô tô nhập cuộc sản xuất toàn phần hoặc một số bộ phận máy thở (hợp tác với các hãng thiết bị y tế) có GM, Ford, Toyota, Rolls Royce, Jaguar Land Rover, Volkswagen… Ở Việt Nam, nhà sản xuất xe hơi Việt Vinfast cũng đang bắt tay vào sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt với công suất hơn 50.000 máy/tháng. Tạm thời có thể an tâm với những thiết bị y tế do các… hãng xe hơi sản xuất bởi ở đây có sự hợp tác, chia sẻ công nghệ, thiết kế với các công ty danh tiếng chuyên sản xuất thiết bị y tế.

Như mục tiêu sản xuất 50.000 máy thở theo tiêu chuẩn và chứng nhận của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ trong 100 ngày của tập đoàn Ford Motor là kết quả hợp tác giữa hãng xe Mỹ với GE Healthcare trong đó GE Healthcare chia sẻ các thiết kế cũng như hỗ trợ các vấn đề chuyên môn về y tế và giấy phép. Còn tập đoàn Vinfast đã có hợp đồng giấy phép với Medtronic, hãng chuyên sản xuất máy thở của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho dòng máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560…

Chú thích ảnh
Thị trường ô tô bất động trong đại dịch

Ngoài việc tham gia sản xuất thiết bị y tế, nhiều ý tưởng thú vị khác cũng được các hãng xe đưa ra trong cuộc chiến chống Covid-19. Như ở khu vực Detroit, thủ phủ ngành công nghiệp ô tô Mỹ, trong lúc nhà máy sản xuất xe phải tạm đóng cửa, thì những chiếc xe Ford nhàn rỗi được trưng dụng vào việc hỗ trợ các nhà hàng ở đây bằng cách cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí cho khách hàng địa phương. Ở nhiều thành phố lớn, các bãi đậu xe được sử dụng làm chỗ cách ly…

Chú thích ảnh
Khi nhà sản xuất xe hơi chuyển sang sản xuất máy thở

Cũng như nhiều ngành sản xuất khác, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang oằn mình với gánh nặng sản xuất và kinh doanh đình trệ. Mặc dù một số nhà máy tại Trung Quốc đã hoạt động trở lại nhưng những dây chuyền khác ở châu Âu và Mỹ dự kiến có thể phải đóng cửa qua cả tháng 5/2020. Con số mất mát không dưới 100 tỷ USD trong tháng 4 trong đó “chia” cho châu Âu khoảng 66 tỷ USD tương đương 2.6 triệu xe và cho Bắc Mỹ tương đương 52 tỷ USD hay 2 triệu xe, như theo đánh giá của The Financial Times, sẽ còn lâu dài.

Tuy nhiên, có một dự báo sáng sủa cho tương lai thị trường ô tô là sau đại dịch, nhu cầu chi tiêu cho xe hơi cá nhân có thể gia tăng khi người tiêu dùng muốn lựa chọn phương tiện di chuyển an toàn hơn cho cá nhân và gia đình. 

Phan Ka (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm