Vì sao SEA Games bị ví như 'hội làng'?

29/11/2019 06:16 GMT+7 | SEA Games 2019

(Thethaovanhoa.vn) - Ra đời từ năm 1959, Đại hội thể thao Đông Nam Á vẫn được biết với cái tên gọi SEA Games là đấu trường có bề dày lịch sử, nhưng tại sao và như thế nào, sân chơi này đã, đang bị ví như cái... "hội làng"?

Lịch thi đấu Seagame 30 2019: Lịch thi đấu bóng đá Sea Games U22

Lịch thi đấu Seagame 30 2019: Lịch thi đấu bóng đá Sea Games U22

Lịch thi đấu Seagame 30 2019: Lịch thi đấu bóng đá Sea Games U22. Lịch thi đấu Seagame30. Lịch thi đấu bóng đá Việt Nam U22. Lịch thi đấu bóng đá nữ SEA Games 30.

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá nữ SEA Games 30:

* 15h00 ngày 29/11: Indonesia vs Việt Nam (bảng B, VTV5)

https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv5.htm

Lịch thi đấu, kết quả và trực tiếp bóng đá nam SEA Games 30:

* 15h00 ngày 29/11, U22 Timor Leste vs U22 Myanmar (bảng A, VTV6)

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

* 19h00 ngày 29/11, U22 Philippines vs U22 Malaysia (bảng A, VTV6)

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

* Xem bảng xếp hạng bóng đá nam U22 SEA Games 2019 mới nhất TẠI ĐÂY:

https://www.flashscore.com/football/asia/southeast-asian-games/standings/

​​​​​​​1. Năm 1959 Đại hội thể thao Đông Nam Á đầu tiên được tổ chức dưới cái tên SEAP Games (Đại hội thể thao bán đảo Đông Nam Á) với 6 đoàn thể thao sáng lập viên gồm: Burma (nay là Myanmar), Kampuchea (nay là Campuchia), Lào, Malaya (nay là Malaysia), miền Nam Việt Nam và chủ nhà Thái Lan.

Với mục tiêu góp phần thúc đẩy sự hợp tác, sự hiểu biết và sự gắn kết các mối quan hệ giữa các nước trong khu vực thông qua thể thao, tuy nhiên, ở khu vực có nhiều biến động, sân chơi thể thao này cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Điển hình như năm 1975, tại kỳ SEAP Games lần thứ 8 chỉ có 4 quốc gia tham dự (Burma, Malaysia, Singapore và Thái Lan) - con số ít nhất trong lịch sử Đại hội.

Trước tình hình này, Liên đoàn thể thao Đông Nam Á quyết định kết nạp thêm 3 thành viên gồm: Indonesia, Philippines và Brunei, đổi tên Đại hội thành SEA Games như hiện nay. Tới SEA Games 15 năm 1989 tại Malaysia, hai đoàn thể thao Việt Nam và Lào trở lại sau 16 năm gián đoạn; năm 1995 tới lượt Campuchia và năm 2003 khi SEA Games 22 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, với thêm Timor Leste - 11 quốc gia Đông Nam Á đã chính thức có mặt trong ngày hội thể thao lớn nhất khu vực.

Không chỉ tăng trưởng về quy mô tổ chức, mục tiêu quan trọng nữa của SEA Games là - Nâng cao thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao cho VĐV để có cơ sở tham gia Đại hội thể thao châu Á ASIAD và Olympic cũng thể hiện rõ qua từng kỳ Đại hội. Nhiều kỷ lục châu Á, thậm chí là thế giới đã được phá tại sân chơi khu vực này và từ SEA Games, nhiều môn thể thao, hay VĐV của Đông Nam Á vươn tới tầm quốc tế như: Cầu lông, bơi, điền kinh, võ thuật...

2. Vị thế và giá trị của SEA Games là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, hình ảnh của sân chơi thể thao lớn nhất Đông Nam Á đang trở nên "méo mó" theo kiểu "hội làng" trong thời gian gần đây bởi sự tụt lại về tư duy của chính những người làm thể thao khu vực.

Chú thích ảnh
Tổ hợp thể thao New Clark City, nơi đặt đại bản doanh của  Đoàn Thể thao Việt Nam và cùng các nước trong khu vực vẫn ngổn ngang trước giờ khai mạc SEA Games 30. Ảnh: Đoàn TTVN

"Méo mó" và gây nhiều bức xúc nhất chính là tình trạng vơ vét huy chương của các nước chủ nhà bất chấp những giá trị chuyên môn thể thao. Khác với nhiều Đại hội thể thao quốc tế, chương trình thi đấu của SEA Games để "mở" theo 3 nhóm: Nhóm 1 gồm 2 môn bắt buộc là điền kinh và bơi; Nhóm 2 là các môn trong chương trình thi đấu của ASIAD và Olympic và Nhóm 3 gồm các môn trong khu vực Đông Nam Á, được đưa vào nhằm tạo điều kiện phát triển. Chính Nhóm 3 và điều lệ "mở" này đã được nhiều nước chủ nhà tận dụng triệt để bằng cách loại đi những môn không phải thế mạnh và đưa vào chương trình thi đấu của SEA Games nhiều môn của mình với mục tiêu duy nhất... có nhiều nhất HCV có thể!
Theo thống kê từ giới chuyên môn, trong số nhiều kỳ SEA Games tổ chức gần đây, duy nhất Đại hội lần thứ 28 diễn ra tại Singapore năm 2015 vấn nạn này bị dẹp bỏ đáng kể khi nước chủ nhà đưa vào chương trình thi đấu hầu hết các môn của ASIAD và Olympic cùng trình độ tổ chức đạt tới tầm thế giới.

Đáng bàn hơn là dù biết cách tổ chức thi đấu chuyên môn như thế là trái với quy luật phát triển chung của thể thao thế giới ngày càng có xu hướng chuyên nghiệp và vấp phải sự phản đối của nhiều đoàn tham dự, nhưng tình trang này vẫn tồn tại dai dẳng mà SEA Games 30 đang diễn ra ở Philippines cũng chẳng là ngoại lệ, bởi còn 1 nguyên nhân quan trọng khác...

3... Gánh nặng tổ chức! Theo điều lệ của SEA Games, việc tổ chức Đại hội được trao cho các thành viên theo lần lượt chữ cái, nhưng vòng quay này không thể diễn ra. Mở đầu là Thái Lan 1959, lần thứ 2 là Burma 1961 và theo thứ tự tới lượt Campuchia tổ chức đại hội lần thứ 3 vào năm 1963, nhưng do không có đủ điều kiện, nước này từ chối; Lào đứng kế tiếp danh sách cũng khó khăn về tài chính nên SEAP Games 3 được trao cho Malaysia tổ chức vào năm 1965 (dời lại 2 năm)...

Do bối cảnh chính trị, xã hội và cả kinh tế, cho đến nay Thái Lan và Malaysia cùng có 6 lần tổ chức SEAP và SEA Games; Indonesia, Singapore và Philippines với năm 2019 cùng 4 lần; Myanmar 3 lần và Việt Nam, Brunei cùng Lào đều đã 1 lần làm chủ nhà. Hiện Liên đoàn thể thao Đông Nam Á cũng chỉ mới xác định Hà Nội sẽ là chủ nhà SEA Games 31 năm 2021 và Campuchia nhận lời đăng cai lần đầu vào năm 2023.

Khoan hãy bàn tới lợi ích về thể thao và cả du lịch vốn khó đong đếm, không thể phủ nhận rằng, tổ chức SEA Games đang trở thành gánh nặng về kinh tế, khiến không ít quốc gia không mặn mà. Đó là chưa kể chu kỳ tổ chức quá ngắn (2 năm/1 lần), tạo ra ít giá trị cả về thể thao lẫn kinh tế.

Đó là chưa nói, các khoản chi cho SEA Games có xu hướng ngày một tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2005, Philippines chi 178 triệu USD, năm 2011 Indonesia chi 232 triệu USD, năm 2015 Singapore tiêu 244 triệu USD và khủng nhất là SEA Games năm 2013 ở Myanmar lên tới… 400 triệu USD! SEA Games 30 cũng nằm trong vòng xoáy này khi theo thông tin từ báo chí, nước chủ nhà đã chi khoảng 215 triệu USD mà hầu hết là số tiền đi vay, trong đó khoản chi lớn nhất là xây dựng cơ sở thể thao của thành phố New Clark với chi phí lên đến 206 triệu USD.

Vậy nên, những gì còn ngổn ngang tại SEA Games 30 dù giờ khai mạc đã cận kể cũng là điều dễ hiểu, đáng để thông cảm cho nước chủ nhà khi khả năng thu lại về mặt kinh tế là không cao, hay giá trị về thể thao, hay thúc đẩy ngành du lịch phát triển vẫn bị bỏ ngỏ.

Ngọc Minh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm