U22 Việt Nam: Đi 10 ngày Hàn để học 'sàng khôn'

28/07/2017 06:05 GMT+7 | Các ĐTQG

(Thethaovanhoa.vn) - Ngay sau trận giao hữu với tuyển các ngôi sao K-League tại Mỹ Đình vào chiều mai (29/7), đội tuyển U22 Việt Nam sẽ lên đường tập huấn tại xứ Kim chi khoảng gần 2 tuần, trước khi đáp máy bay thẳng đến Malaysia “đánh” SEA Games 29 (khởi tranh vào ngày 14/8).

Nhật Bản và Hàn Quốc là những đối tác, đồng thời là điểm đến quen thuộc với không chỉ bóng đá Việt Nam, mà với cả du học sinh - nghiên cứu sinh, lao động và cả các cô dâu Việt. Học thầy không tày học bạn, nhưng 2 nền bóng đá này vừa là thầy, vừa là bạn và thi thoảng, cũng là đối thủ của chúng ta, như cuộc chạm trán mới đây nhất giữa U22 Việt Nam và U22 Hàn Quốc tại sân Thống Nhất, TP.HCM. Vậy thì còn gì bằng!

Năm 2011, thông qua mối quan hệ giữa 2 Liên đoàn bóng đá, nhà tân vô địch châu Á – đội tuyển Nhật Bản từng chủ động mời Việt Nam qua Kobe đấu giao hữu. Người Nhật Bản với câu chuyện về chiếc giầy nhỏ khiêm tốn và khi cần có thể hạ mình. Kể từ sau đó, bóng đá đất nước mặt trời mọc còn hỗ trợ chúng ta rất nhiều, cả về khâu tổ chức giải đấu, đến cắt cử chuyên gia – HLV. Đấy đều là mối quan hệ hợp tác ở tầm vĩ mô, mà bóng đá chỉ là một phương tiện.

K-League All Stars công bố đội hình đấu U22 Việt Nam: Xuân Trường tái ngộ 3 đồng đội

K-League All Stars công bố đội hình đấu U22 Việt Nam: Xuân Trường tái ngộ 3 đồng đội

Lương Xuân Trường sẽ có dịp tái ngộ với những đồng đội tại Gangwon FC và Incheon United trong trận đấu giữa U22 Việt Nam và đội các ngôi sao K-League.

Tựa như thế, Hàn Quốc thậm chí còn giữ vai trò quan trọng hơn, khi đang là quốc gia có vốn đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam (48,6 tỷ USD, với hơn 5000 dự án FDI…). Mối quan hệ giữa 2 quốc gia, ở một góc độ nào đó, trở nên khăng khít hơn nhờ các cô dâu Việt lấy chồng Hàn (chiếm tỷ lệ 28% số các cặp hôn nhân giữa người Hàn Quốc và nước ngoài) và đương nhiên cả ở khía cạnh bóng đá nữa…

Trong quá khứ cũng như hiện tại, bóng đá Việt Nam từng đấu giao hữu lẫn chính thức rất nhiều lần với các đội bóng Hàn Quốc, từ cấp CLB đến ĐTQG; trải qua rất nhiều chuyến tập huấn ở xứ Kim chi. Bản thân VFF và BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia cũng đôi ba lần du học Hàn Quốc, xem đây là mô hình chuẩn để học tập. Hiện, Xuân Trường là cầu thủ Việt Nam duy nhất ra nước ngoài thi đấu và đương nhiên điểm đến là K-League (trong màu áo Gangwon FC).

Văn Toàn: 'Vũ khí' đặc biệt của U22 Việt Nam tại SEA Games 29

Văn Toàn: 'Vũ khí' đặc biệt của U22 Việt Nam tại SEA Games 29

Nếu coi U22 Việt Nam là một “vũ trụ cầu thủ” theo kiểu Marvel thì Văn Toàn chắc chắn phải là siêu anh hùng Quicksilver, chàng dị nhân sở hữu tốc độ phi thường của một tia chớp.

Trở lại với trận giao hữu quốc tế giữa U22 Việt Nam và “K-League All Star”, cũng như chuyến tập huấn tới đây, đương nhiên chỉ có lợi với thầy trò HLV Nguyễn Hữu Thắng nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung. Đối thủ đủ mạnh để làm "thuốc thử", trong khi đó các điều kiện – cơ sở vật chất phục vụ tập huấn, đương nhiên rất lý tưởng. Nếu cần, ông Thắng có thể tham khảo kinh nghiệm của HLV Hoàng Anh Tuấn và đội tuyển U20 Việt Nam, vừa trở về từ FIFA U20 World Cup 2017.

Chúng ta đi nhiều, học nhiều và phải nghiệm ra được điều gì đó chứ không chỉ “cưỡi ngựa xem hoa”. Qua chuyến tập huấn của đội tuyển U20 Việt Nam tại Đức, cũng như những ngày diễn ra FIFA U20 World Cup 2017, HLV Hoàng Anh Tuấn đã khuyến cáo các học trò không phải ra nước ngoài để “check-in facebook”. Một số đáng kể những tuyển thủ U20 QG, hiện tiếp tục chơi bóng trong màu áo U22 và hẳn họ ý thức rõ được tầm quan trọng của lần tới Hàn này đến đâu.

Không mong U22 Việt Nam có thể lột xác chỉ trong một thời gian ngắn, với đôi ba trận đấu và chuyến tập huấn, nhưng cần xác định rõ mục tiêu theo đuổi.

Tùy Phong
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm