Tản văn cuối tuần: Mẹ là thế!

23/01/2021 08:33 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Năm nào cũng vậy, vào giáp Tết, tôi về sắm sanh cho bà, bà đều gọi tôi ra dặn riêng: “Tết về quê được, nhớ mua lễ đưa sang nhà thằng Ngư hộ mẹ”. Anh Ngư là con trai cả bà Chắt Trầm người làng có họ xa. Khi còn nhỏ, mẹ đã làm con nuôi bố mẹ bà Chắt. Bố mẹ nuôi đã mất từ lâu, bà Chắt cũng đã qua đời, nay chỉ còn con cháu; vậy mà ân nghĩa ấy mẹ vẫn không quên.

Nhân tố bí ẩn: Phước Lộc được chọn vì ca khúc viết về mẹ

Nhân tố bí ẩn: Phước Lộc được chọn vì ca khúc viết về mẹ

Tập cuối cùng của vòng Lộ diện đã được phát tối qua là những thử thách đầy căng thẳng của các giám khảo.

Những năm chuyển cư lên Đại Từ (Thái Nguyên) thì mối liên lạc với quê gần như cắt đứt. Đến hòa bình lập lại ở miền Bắc 1954, sợi dây đứt đó mới được nối lại thì lúc ấy nhà tôi đã có 7 anh em. Công việc nhà nông vốn không có tên, việc làm chỉ là cắt đặt tương đối nhưng phải có người điều khiển.Việc về thăm quê gần như được ủy thác cho bố.Mẹ quấn lấy đàn con.

Hòa bình được hơn chục năm thì Mỹ đánh bom miền Bắc. Xe lửa chỉ có từ ga Quán Triều, đầu thị xã Thái Nguyên. Nhưng chen mua được cái vé xe ở thị trấn Đại Từ cũng đủ mửa mật, toát mồ hôi hột. Nên về quê thì bố cọt kẹt trên chiếc xe đạp Championa cũ kỹ vừa đi vừa nghỉ cũng trọn 1 ngày đường.

Sau này, cũng vì lý do khó khăn vé tàu xe ấy mà mẹ tôi luôn để việc về thăm quê cho bố, rồi đến các con. Bà chỉ lo việc quà cáp. Lúc ấy quà về quê cho ông nội chỉ có chè búp là quý, nhưng cũng chỉ dám giắt theo vài ba lạng. Từ Đại Từ về đến Bắc Ninh có đến mấy trạm kiểm soát của phòng thuế. Vì thế về quê đem quà chỉ là vài cân sắn tươi, ít bột dong riềng cộng với hỏi thăm bằng nước bọt. Bà bảo họ hàng thì đông, về tay không thì còn ra cái giống gì? Bố thì khác: Ừ, đi tay không thì càng nhẹ nợ!

Đấy có phải là tất cả những lý do để mẹ chôn chân chặt ở đất Đại Từ?

Chú thích ảnh
Tranh minh họa. Nguồn: Internet

Lần nào tôi ghé về quê thì họ hàng chú bác đều xúm vào hỏi thăm mẹ. Và rồi chính là con cháu từ quê lên thăm, chứ bà không chịu về. Đã có đến mươi lần đi công tác tôi ghé qua nhà, có xe đón nhưng mẹ cũng không chịu. Bà bảo tuổi đã cao, sợ không chịu được xe xóc. Thuyết phục rằng đường nhựa xe êm bà không tin. Phải chăng ấn tượng đi trên đường rải cấp phối năm xưa hình như chưa quên trong đầu, nên bà sợ?

Vào một năm, khoảng đầu tháng 2, tôi thuê chiếc xe 14 chỗ ngồi để bà về Hội chùa làng cùng con cháu, bà cũng lại dứt khoát không đi. Tôi buồn bảo mẹ: “Trước đây xe cộ khó đi, mẹ không về quê là một nhẽ. Bây giờ thuận tiện đủ đường sao mẹ không đi?”. Mẹ nín lặng hồi lâu rồi nói như tâm sự: “Bố mày mất rồi, đi một mình mẹ cũng không vui. Với lại 1 năm có 2 lần giỗ ông bà, mẹ không đi được, ngày Hội mình lại về, làng người ta cười cho”.

Tôi giật mình, gần 1 đời người mà tôi chưa hiểu hết lòng mẹ.

Hoạ sĩ Đỗ Đức

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm