Hội thảo bóng đá chuyên nghiệp: "Nóng" chuyện ngoại binh

03/11/2012 10:32 GMT+7 | V-League

(TT&VH Online)- Hầu hết các ý kiến trong số 5 tham luận của các CLB tại Hội thảo bóng đá chuyên nghiệp và chuẩn bị mùa giải 2013 đều tập trung vào chủ đề chính ngoại binh và giới hạn độ tuổi chuyển nhượng đối với cầu thủ nội.

Ông Nguyễn Hồng Thanh, TGĐ Công ty cổ phần bóng đá SLNA, Nguyễn Hồng Thanh: “Kinh phí hoạt động trong mùa giải mới của SLNA chỉ là 50 tỷ, nếu nộp thuế thì đã mất 10 tỷ đồng, thêm khoản chi cho đào tạo trẻ và hoạt động văn phòng thì dự kiến chỉ còn khoảng 25 tỷ, nếu tiếp tục chi cho chuyển nhượng nữa thì kinh phí hoạt động sẽ không còn. SLNA hiện nay có 6 cầu thủ đã hết hợp đồng mà CLB chưa có tiền tái ký hợp đồng. Theo tôi, tiền chuyển nhượng là loại thu nhập không thường xuyên chỉ nên tính thuế 10% thay vì 35%.

Nếu không cho đăng ký cầu thủ ngoại thì SLNA chúng tôi mừng nhất vì hiện chưa có ngoại binh nào và cũng không có tiền để ký hợp đồng nhưng đây chỉ là ý kiến cá nhân của chúng tôi. Theo tôi, phương án đăng ký 3 cầu thủ ngoại, cho thi đấu 3 đối với V-League là hợp lý. Riêng hạng nhất không cần thiết phải có ngoại binh. Hiện nay chúng ta đang thiếu sân chơi cho cầu thủ nội.



Ông Nguyễn Hồng Thanh cho biết kinh phí hạn hẹp khiến SLNA gặp khó trong mùa giải mới. Ảnh: V.S.I

Về giới hạn độ tuổi chuyển nhượng cầu thủ nội, tôi nghĩ nên nới quy định. Thay vì quy định 25 cầu thủ mới được chuyển nhượng thì chuyển thành quy định cầu thủ đá cho CLB 6 năm thì được chuyển sang CLB.

Nên trả lương theo tuần, VFF cần để CLB tự quyết định chuyện này. Vấn đề tài trợ một ông chủ hai đội bóng cứ theo luật mà làm. Số lượng đội bóng tham dự V-League mùa giải 2013 tôi nghĩ nên để số chẵn, 10, 12 hoặc 14 như thế tránh tình trạng vòng đấu cuối cùng mang tính chất quyết định sẽ có một đội không thi đấu, ảnh hưởng đến cuộc đua tranh thứ hạng.

Nên lùi thời hạn đăng ký tham dự giải đến đầu tháng 12 để các CLB có thêm thời gian chuẩn bị”.

Chủ tịch CLB Thanh Hóa Nguyễn Văn Đệ thì cho biết: “Theo tôi cơ cấu trong BTC giải nên ở mức Liên đoàn 40%, VPF 30%, các thành phần khác như báo chí, luật sư… là 30%. Tuyển chọn trọng tài cần thận trọng kỹ lưỡng hơn. Cầu thủ ngoại và cầu thủ nhập quốc tịch chỉ nên tính là một, hợp đồng với 4 cầu thủ ngoại và cho thi đấu 3 người/trận. Nếu có 3 cầu thủ ngoại rồi chỉ nên cho đăng ký thêm một cầu thủ nhập quốc tịch nữa. Đào tạo trẻ, tôi nhất trí cầu thủ 25 tuổi mới được chuyển nhượng.

Số lượng đội bóng đăng ký 10, 12, 14".

Trưởng đoàn bóng đá HA.GL Nguyễn Tấn Anh thì cho biết quan điểm của CLB HA.GL: “Vấn đề doping gây bức xúc trong dư luận VPF, VFF nên đề ra quy định kiểm tra doping đối với cầu thủ và làm thật chặt chẽ. Bên cạnh đó, cần có bộ quy tắc ứng xử để các cầu thủ, HLV có những ứng xử đúng đắn.

Giới hạn cầu thủ ngoại nên có lộ trình, có thể là hết giai đoạn một. Chúng tôi tôn trọng phương án đăng ký 4 cầu thủ ngoại, đá 3. Để chuẩn bị cho mùa giải mới, HA.GL đã tái ký hợp đồng với 3 cầu thủ ngoại, ký hợp đồng mớiNghiêng với một cầu thủ khác nếu giờ thanh lý hợp đồng không có lý do, đẩy cầu thủ ra đường sẽ rất khó cho chúng tôi”.

Trưởng đoàn bóng đá QNK Quảng Nam, Nguyễn Húp nêu quan điểm: “Tình hình tài chính khó khăn, chúng tôi nghĩ nên có những ưu đãi về thuế cho các CLB. Về lương cầu thủ tôi nghĩ không nên quy định. Lương do ông chủ bỏ ra, LĐ không nên quy định mà để CLB tự quyết định. Giới  hạn độ tuổi chuyển nhượng cầu thủ cần có lộ trình. Không nên nay thế này mai thế khác.

Cầu thủ nhập tịch tôi nghĩ các đồng chí xem lại luật xem có vi phạm gì không. Họ đã có quốc tịch Việt Nam rồi cần phải tôn trọng. Cầu thủ nhập tịch, mỗi đội bóng chỉ được có 1 cầu thủ nhập tịch ngoài 3 cầu thủ ngoại đã đăng ký”.

Bên cạnh ý kiến của đại diện lãnh đội các CLB, BTC còn mời đến Hội thảo ông Nguyễn Xuân Sơn, Vụ trưởng- Phó ban cải cách hiện đại của Tổng cục thuế. Tại Hội thảo, ông Sơn đã trình bày chính sách thuế đối với hoạt động bóng đá chuyên nghiệp.

Thuế thu nhập cá nhân và thuế cầu thủ bóng đá, giống như thu nhập cá nhân được nâng lên thành 35% không phải là cao, mức cao nhất là 75%. Liên đoàn bóng đá Scotland phạt 25 nghìn bảng, cấm tham gia bóng đá suốt đời vì trây ì nợ thuế. Trong sân chơi bóng đá việc thực hiện nghĩa vụ thuế không có gì xa lạ nhưng ở Việt Nam mới phôi thai, chính sách thuế bóng đá sẽ có những ưu đãi của nhà nước và được điều chỉnh. Nếu bóng đá chơi thì không có thuế nhưng chúng ta là bóng đá chuyên nghiệp, giống như một hoạt động kinh doanh nên không có lý do gì một ông chủ bỏ tiền vào hoạt động kinh doanh này lại không phải chịu thuế.

Không phải chỉ ở Việt Nam, khó khăn tài chính của những người làm bóng đá đang xảy ra.

 Chí Lâm (ghi)

 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm