Điều trị thành công bệnh nhi bệnh Lichen

09/07/2020 15:48 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 26/5/2020, Bệnh Viện Đa Khoa (BVĐK) Hoàn Mỹ Cửu Long tiếp nhận bệnh nhi N.D.H.L (8 tuổi, quê quán Vĩnh Long) nhập viện vì loét phần trong niêm mạc môi trên. Vết loét to, đường kính 1cm, lõm sâu, đáy phủ lớp màng nhầy màu trắng, kéo dài hơn 2 năm, được khám điều trị nhưng tái đi tái lại nhiều lần chưa hết. Loét gây đau, cộm và ngứa, có lúc ngứa dữ dội, đặc biệt về đêm làm bệnh nhi không ngủ được, miệng cử động liên tục để giảm ngứa và dễ chịu hơn.

Khám chữa bệnh BHYT đăng ký bất kỳ nơi đâu

Khám chữa bệnh BHYT đăng ký bất kỳ nơi đâu

Tất cả thẻ BHYT không phân biệt nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, đều được hưởng đúng tuyến trong mọi trường hợp: khám bệnh (ngoại trú), điều trị nội trú, áp dụng tất cả các ngày trong tuần (bao gồm thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ).

Sau khi nhập viện làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và hội chẩn các chuyên khoa da liễu, tai mũi họng, răng hàm mặt, bệnh nhi được chẩn đoán bệnh lý Lichen và được điều trị ngay với thuốc thoa, uống, đồng thời điều trị kháng sinh chống bội nhiễm, kết hợp chăm sóc sang thương.

Sau 3 ngày điều trị, các triệu chứng giảm dần, vết loét nhỏ lại, em ngủ ngon, ăn uống tốt, xuất viện 30/5/2020 sau 4 ngày điều trị.

Bệnh Lichen là gì?

Lichen là một bệnh lý tổn thương chủ yếu trên da với biểu hiện đám da dày, thẩm máu có thâm nhiễm, kèm theo ngứa. Đây là bệnh lý ngoài da mãn tính không gây nguy hiểm nhưng kéo dài có thể vài năm và rất hay tái phát. Bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh trên da khác hoặc bệnh nhiệt miệng dẫn đến không có phương pháp điều trị thích hợp.

Tổn thương thường hình đa giác, giới hạn rõ, hay gặp ở cổ tay, cẳng chân, vùng thắt lưng, nhưng đôi khi ở niêm mạc như âm đạo, niêm mạc miệng. Sang thương được bao phủ bới lớp màng nhầy màu trắng, thường ít đau mà chỉ ngứa, đôi khi cơn ngứa dữ dội rất khó chịu, kèm theo đau rát nếu loét bội nhiễm, ảnh hưởng đến ăn uống.

Chú thích ảnh
Trước khi điều trị

Đa số các trường hợp Lichen nhẹ được điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu loét ảnh hưởng ăn uống hoặc trở thành biến chứng kéo dài hoặc sốt cao, bội nhiễm có mủ hoặc dịch chảy ra từ sang thương… cần nhập viện, nhất là Lichen ở miệng kéo dài vì có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng.

Bệnh gặp mọi lứa tuổi nhưng nhiều ở tuổi trung niên, trẻ em hiếm gặp hơn.

Hiện nay nguyên nhân gây bệnh lý này chưa rõ ràng, nhưng một số yếu tố có thể là nguyên nhân đưa đến Lichen như hiện tượng miễn dịch, hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch sản sinh ra nhiều kháng thể còn được gọi là hội chứng tự miễn dịch.

Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh lý tim, khớp, cao huyết áp, tiểu đường, thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh… Ngoài ra có thể do phản ứng kim loại trong miệng như răng giả hay sau khi phục hồi răng bằng Amalgan.

Do nhiễm virus như Herpes, Cytomegalo, đặc biệt xuất hiện trong bệnh lý viêm gan C hay do stress trầm cảm, lo âu kéo dài…

Chú thích ảnh
Sau khi điều trị

Chẩn đoán Lichen dựa vào tiền sử, triệu chứng cơ năng, khám sang thương và làm các xét nghiệm, đặc biệt nên sinh thiết lấy một mảnh nhỏ mô tổn thương xem dưới kính hiển vi để chẩn đoán, đồng thời phân biệt bệnh lý nguy hiểm khác như ung thư.

Điều trị: Dùng thuốc bôi ngoài da, niêm mạc nơi tổn thương đồng thời điều trị triệu chứng toàn thân hoặc bệnh kèm theo.

Đối với Lichen miệng nên kết hợp với Bác sĩ nha khoa vệ sinh răng miệng thường xuyên rất quan trọng, tránh hút thuốc, uống rượu và ăn thức ăn cay, nóng rát.

BS Phạm Ngọc Nương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm