Đa nghĩa như triển lãm ‘36 +’

10/05/2019 20:58 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Con số 36, mã đăng ký biển xe tỉnh Thanh Hóa từ lâu đã trở thành một dấu hiệu nhận dạng địa phương, vùng. Và bây giờ, nó trở thành cái tên một cuộc triển lãm mỹ thuật của các họa sĩ xứ Thanh.

 

Triển lãm tư liệu về phong trào ủng hộ hòa bình ở Việt Nam'

Triển lãm tư liệu về phong trào ủng hộ hòa bình ở Việt Nam'

Ngày 26/3, tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm chuyên đề “Làn sóng phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam” và “Phong trào hòa bình Nhật Bản ủng hộ Việt Nam trong chiến tranh 1954-1975 và tình hữu nghị Việt - Nhật”.

Khai mạc vào chiều ngay 10/5 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, cuộc chơi quy tụ 21 tác giả, đa phần là họa sĩ trẻ, giàu năng lượng, triển lãm giới thiệu các phong cách hiện đại khác nhau. Gần một năm nay, họ tập hợp và kết nối với nhau từ điểm chung nhất: cùng là người Thanh Hóa.

Đó là những cái tên Lê Nguyên Mạnh, Nguyễn Ngọc Anh, Khúc Đình Dương, Nghĩa Phạm, Nguyễn Tuấn Dũng, Tuyên Phạm, Lê Văn Thức, Lê Bá Cầu, Trí Quang, Lê Đăng Ninh, Hoàng Việt, Thùy Nguyễn, Nguyễn Đức Lâm, Hoàng Ngọc Dũng, Mai Huy Dũng, Phạm Khải, Thành Small, Lộc Cao, Cầm Bá Tôn, Trương Trọng Quyền.

36+ là một cái tên đa nghĩa. Nếu con số 36 khiến mọi người đều hiểu về đặc điểm xuất xứ của chúng tôi, thì dấu cộng lại mang tính gợi mở ” – họa sĩ Nguyễn Ngọc Anh giải thích về cái tên triển lãm “Đó có thể là sự cộng hưởng gắn bó giữa mọi người trong nhóm, là ước muốn chúng tôi sẽ có thêm thành viên, có thêm triển lãm trong quãng thời gian sau này…”

Chú thích ảnh
Một tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Ngọc Anh

Ngọc Anh và Khúc Đình Dương chính là hai họa sĩ đứng ra kết nối và kêu gọi các họa sĩ xứ Thanh cùng tham gia nhóm trong thời gian qua. Như lời kể, đa phần trong số họ đều làm việc tại Hà Nội và là họa sĩ chuyên nghiệp. Người trẻ nhất trong nhóm sinh năm 1993 – trong khi nhiều họa sĩ đã có thâm niên và được công chúng biết đến rộng rãi như Vũ Xuân Đông, Trương Trọng Quyền.

Chú thích ảnh
Một tác phẩm của họa sĩ Lê Bá Cầu

Hơn 50 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm có chủ đề khá đa dạng, với nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau: popart đương đai, trừu tượng, hiện thực, điêu khắc dân gian, hiên đại, sắp đặt… Thông qua các cách nhìn riêng và những câu chuyện riêng của từng họa sỹ, các tác phẩm bộc lộ quan điểm về nhân sinh quan, thế giới quan, thân phận con người, cũng như những vấn đề xã hội nhức nhối.

Như lời chia sẻ, từ triển lãm lần này, phía chức muốn thành lập nhóm họa sĩ quê Thanh Hóa đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.Cả nhóm sẽ có những bước đi, hoạt động tiếp theo như triển lãm thường niên, workshop, dã ngoại, thiện nguyện, giáo dục mỹ thuật cộng đồng …

Chú thích ảnh
Tác phẩm "Cầu Hàm Rồng" của Lê Đăng Ninh

Được biết, sau triển lãm này tại Hà Nội, năm tiếp theo nhóm sẽ tổ chức triển lãm tại quê nhà Thanh Hóa và tương lai là ở TP HCM. Số tiền bán tranh từ đợt triển lãm tiếp theo sẽ được lên kế hoạch để sử dụng vào mục đích thiện nguyện.

Triển lãm sẽ kết thúc vào 15/5 tới

Sơn Tùng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm