10 hợp đồng chuyển nhượng ‘kỳ quái’ nhất lịch sử

29/06/2017 19:55 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) – Ngoài những thương vụ bom tấn mang về vô số những thành công cho các CLB, trên thị trường chuyển nhượng cũng từng xuất hiện không ít những thương vụ hết sức “kỳ lạ”.

1. Julien Faubert (từ West Ham sang Real Madrid, năm 2009)

Chú thích ảnh

Julien Faubert cập bến Real Madrid vào năm 2009 theo dạng mượn. Đây được coi là quyết định khó hiểu nhất trong lịch sử mua bán của gã khổng lồ Tây Ban Nha, bởi lẽ, ngay cả ở chính West Ham, Faubert cũng chưa có suất đá chính . Tất cả những gì mà hậu vệ mang áo số 18 này cống hiến cho đội chủ sân Bernabeu chỉ là 2 trận ra sân, và đáng nhớ nhất có lẽ là hình ảnh khật khừ ngủ trên băng ghế dự bị trong một trận đấu với Villarreal.

2. Sol Campbell (từ Portsmouth tới Notts County, năm 2009)

Chú thích ảnh

“Big Sol” (biệt danh của Sol Campbell) đã ký hợp đồng 5 năm với Notts County, khi mà ban lãnh đạo của đội bóng này đặt kỳ vọng vào một tương lai xán lạn đối với trung vệ từng khuynh đảo cả White Hart Lane lẫn Emirates. Tuy nhiên, chỉ sau 1 trận đấu (trận thất bại 1-2 trước Morecambe), anh đã tuyên bố ra đi, vì nhận ra rằng thực lực cũng như tham vọng của CLB thuộc giải League Two (hạng Ba Anh) là quá kém cỏi. Anh quyết định kết thúc hợp đồng sau đó ba ngày và công khai trách móc HLV Eriksson đã “lừa” mình tới đó.

3. Carlos Tevez và Javier Mascherano (từ Corinthians tới West Ham, năm 2006)

Chú thích ảnh

Thời điểm đó, Tevez và Mascherano là những ngôi sao rất sáng tại Nam Mỹ, và không có gì ngạc nhiên khi họ là những mục tiêu săn đuổi hàng đầu của các ông lớn trên TTCN. Tuy nhiên, khó hiểu khi West Ham mới là CLB có được chữ ký của cả 2 cái tên này, mà lại với giá chỉ vỏn vẹn...1 triệu bảng. Tuy nhiên, theo truyền thông Anh, họ chỉ được phép dùng người trong 1 mùa giải, rồi sau đó phải mua lại với giá 29 triệu bảng, hoặc phải bán cho CLB nào trả giá trên 20 triệu. Trong khi Mascherano nhanh chóng được Liverpool mua lại, thì thương vụ với Tevez lại bị điều tra và phát hiện ra những vi phạm về quyền sở hữu của bên thứ ba. Anh chuyển đến Man United theo dạng thuê có thời hạn 2 năm.

4. Ronnie O’Brien (từ Middlesbrough tới Juventus, năm 1999)

Chú thích ảnh

Tiền vệ người Ireland được Boro phát hiện khi thi đấu cho đội U16 của giải vô địch châu Âu. Ngay lập tức, anh được ký hợp đồng, nhưng không được ra sân bất cứ trận đấu nào trong suốt 2 năm ăn ngủ tại đội chủ sân Riverside. Năm 1999, anh được bán sang cho Juventus, nhưng tại đây, sự nghiệp của anh cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Sau nhiều lần bị cho mượn, cuối cùng, vào năm 2002, anh cũng đã được bán đứt cho Dallas, và đây mới là nơi để anh thể hiện tài năng của mình, với 12 bàn thắng sau 108 lần ra sân.

CHUYỂN NHƯỢNG 29/6: Man United chính thức có tài năng trẻ của Pháp. Man City thêm cơ hội có Sanchez

CHUYỂN NHƯỢNG 29/6: Man United chính thức có tài năng trẻ của Pháp. Man City thêm cơ hội có Sanchez

Những tin tức chuyển nhượng mới nhất của bóng đá châu Âu được Thethaovanhoa.vn cập nhật tới bạn đọc.

5. Bebe (từ Vitória de Guimarães sang Man United, năm 2010)

Chú thích ảnh

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ lý do vì sao Sir Alex đã bỏ ra 7,4 triệu bảng để mang về Old Trafford bản hợp đồng như Bebe. Ông thậm chí thừa nhận chưa từng xem Bebe thi đấu. Và để anh ra sân chỉ đúng 7 trận đấu, trước khi để anh đá cho 3 CLB khác theo dạng cho mượn. Đây được coi là một trong những thảm họa chuyển nhượng của đội bóng thành Manchester.

6. Edgar Davids (từ Crystal Palace tới Barnet, năm 2012)

Chú thích ảnh

Ngoài việc nổi bật trong mỗi lần ra sân với chiếc kính đen đeo trên mắt (vì bệnh lý tăng nhãn áp), những gì mà Davids để lại trong màu áo Barnet chỉ là những màn quậy phá. Anh từng bị đuổi khỏi sân 3 lần trong chỉ 8 trận đấu, và quyết định rời đội bóng sau 2 năm ngay khi họ xuống hạng.

7. Jamie Stevenson (từ Alloa Athletic tới Mallorca B, năm 2003)

Chú thích ảnh

Có lẽ, người ta nên sản xuất một bộ phim liên quan tới thương vụ này. Stevenson chỉ là một cầu thủ chơi cho một giải hạng thấp tại Scotland, nhưng trong một lần cùng chú mình tới Mallorca, anh đã trổ tài với một cú sút phạt. Và không hiểu sao, anh lại được ký hợp đồng chỉ bởi cú sút ấy. Tuy vậy, anh đã không được tham dự bất cứ trận bóng nào với CLB. 18 tháng sau, anh lại được trở lại với CLB cũ.

8. Tyrone Mears (từ Derby County tới Marseille, năm 2008)

Chú thích ảnh

Tới Marseille theo dạng cho mượn và được trao chiếc áo số 8, nhưng sau chỉ 7 trận đấu, Mears đã bị bán sang Burnley. Chẳng có gì đặc biệt đối với một cầu thủ từng khoác áo Man City và West Ham.

9. Allan Simonsen (từ Barcelona tới Charlton Athletic, năm 1982)

Chú thích ảnh

Chân sút người Đan Mạch Allan Simonsen là cầu thủ duy nhất ghi bàn ở 3 trận Chung kết của 3 Cúp châu Âu. Thế nhưng, khi Barca đã kí hợp đồng với Maradona vào năm 1982, anh phải ra đi. Bất ngờ thay, anh chuyển đến Charlton - một đội bóng đang chơi ở giải hạng hai Anh.

10. Kevin Keegan (từ Hamburger SV tới Southampton, năm 1980)

Chú thích ảnh

Năm 1980, Southampton không được chơi ở giải đấu cao nhất nước Anh, và vì thế, việc ký kết hợp đồng với một cầu thủ hết sức nổi tiếng như Keegan là một cú sốc trên TTCN. Đội chủ sân St Mary đã phải bỏ ra tới 420.000 bảng anh (một số tiền khá lớn ở thời điểm bấy giờ) để có được chữ ký của ngôi sao người Anh. Tuy nhiên, số tiền ấy vô cùng xứng đáng với những gì mà Keegan mang lại, bởi sau hơn 2 năm, Keegan đã mang về tới 37 bàn thắng chỉ sau 68 lần ra sân.

T.Tú
Tổng hợp

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm